KÝ SINH TRÙNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Bạn sẽ cảm thấy thật sự rất khó chịu khi phải đối mặt với việc điều trị ký sinh trùng ở thú cưng. Trên thực tế tại một số cuộc khảo sát gần đây về Chi phí chăm sóc vật nuôi, việc điều trị ký sinh trùng ở chó mèo gây tốn kém gấp 6 lần so với các điều trị khác.
Ký sinh trùng là một loại sâu bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng khi thời tiết nóng và việc thú cưng hoạt động ngoài trời, việc ký sinh trùng phát triển sẽ tăng lên rất nhiều lần.
Ký sinh trùng phát triển tỉ lệ thuận với nhiệt độ
Có một vài ký sinh trùng xuất hiện nhiều vào mùa hè:
Bọ chét: Chúng có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những nơi có khí hậu ấm. Bọ chét làm tổ trên cơ thể chó mèo và chúng có thể sinh sôi một cách nhanh chóng trong vài tuần. Bên cạnh các triệu chứng gây ngứa và mẩn đỏ, chúng còn có thể lây các bệnh về sán dây.
Ve: Chúng có thể gây ra các bệnh viêm mủ cũng như các bệnh nhiễm trùng khác trên cơ thể chó mèo. Kiểm tra lông hằng ngày của thú cưng của bạn thường tiếp xúc với cỏ hoặc bụi rậm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để được hướng dẫn cách ngăn ngừa chúng.
Muỗi: Không thể phủ nhận là muỗi không những gây bệnh ở người mà còn có thể xảy ra ở chó mèo. Chúng có thể gây ra một số bệnh truyền nhiễm lên chó mèo của bạn.
Gần như vô hình
Chó mèo khi mới nhiễm ký sinh trùng, chúng thường ít khi thể hiện, vì vậy chúng ta thật khó để nhận biết sớm. Vậy chúng ta cần làm gì?
Một số loại ký sinh có thể nhìn thấy được khi chúng ta kiểm tra trên cơ thể vật cưng như ve hoặc bọ chét, tuy nhiên có một số loại quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Tiêu chảy, có chất nhầy hoặc máu trong phân, chán ăn, sụt cân, cơ thể nổi mẩn đỏ, cảm thấy khó chịu ở vùng bụng là một số triệu chứng cho thấy vật cưng của bạn đã bị nhiễm ký sinh trung. Hãy chú ý đến tình trạng của chó mèo nhà bạn để có thể đưa đến bác sĩ thú y kịp thời.
Điều trị và dự phòng
Có các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng. Trong một số trường hợp có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, có một số bệnh nghiêm trọng, vật nuôi có thể phải nhập viện, điều trị bằng dung dịch hoặc truyền máu.
Hãy tắm rửa và kiểm tra lông chó mèo thường xuyên, ngoài ra cũng nên sử dụng phương pháp điều trị tẩy giun theo khuyến cáo của bác sĩ thú y.
Hãy luôn hợp tác với bác sĩ thú y để tìm ra hình thức tốt nhất cho việc chăm sóc và ngăn ngừa ký sinh để giữ cho chó mèo của bạn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
- NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT DÀNH CHO CÚN CƯNG (20.04.2017)
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẮT MÓNG CHO CHÓ MÈO? (18.04.2017)
- NGUYÊN NHÂN GÂY KÍCH ỨNG Ở CHÓ MÈO (18.04.2017)